Nếu Tết Trung Thu này bạn vẫn chưa có cho mình một kế hoạch nào đó như xem phim, đi chơi, ăn uống cùng với người thân, người yêu hay bạn bè. Vậy thì Marcus sẽ gợi ý cho bạn một quyển sách ấm áp, ngọt ngào, gợi nhớ ít nhiều về chính tuổi thơ của bạn. Và biết đâu dưới ánh đèn vàng dịu nhẹ, đốt một chút nến thơm thì tâm trạng bạn sẽ được chữa lành hơn rất nhiều.
Nguyễn Nhật Ánh – Nhà văn của tuổi thơ
Nhắc đến tác giả Nguyễn Nhật Ánh, không thể không kể đến cuốn sách đầy ấn tượng “Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ”. Đây không chỉ là một cuốn sách, mà là một hành trình lãng mạn và đầy tư duy vào thế giới đầy kỷ niệm của tuổi thơ. Tác phẩm đã được tái bản hơn 40 lần, được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng như đạt được những giải thưởng cao quý.
Như chính tác giả đã thổ lộ “Tôi không viết cuốn này cho trẻ em, tôi viết cuốn này cho ai từng là trẻ em”. Vì thế mà bắt đầu đọc quyển sách này đồng nghĩa với việc bạn đã lên một chuyến xe đặc biệt về quá khứ qua những trạm ký ức tuổi thơ. Qua từng trang sách, chuyến xe ấy sẽ bắt đầu đưa bạn len lỏi trong những hồi ức, trở về những ngày xưa, bạn sẽ bắt gặp lại chính mình khi còn là một đứa trẻ. Với những vụng dại, ngây thơ, nghịch ngợm nhưng đầy trong sáng.
Một chuyến hành trình đặc biệt
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và nội tâm hàng ngày một nhóm bạn bốn đứa trẻ: cu Mùi, Hải cò, Tý sún và con Tủn. Bắt đầu bằng việc nhận định cuộc sống buồn chán và tẻ nhạt của cậu bé tám tuổi cu Mùi. Cậu than rằng mỗi ngày của cậu đều là sự lặp lại quen thuộc của mọi sự vật xung quanh mình, chẳng còn điều gì mới mẻ để cậu chờ đợi. Và cùng với đó là rất nhiều việc cu Mùi không thích như phải làm rất nhiều việc mình không thích theo ý mẹ như phải đi học trong khi mình còn muốn ngủ hoặc phải ăn những món mình không hợp khẩu vị tí nào. Rồi tiếp đó là tất tần tật những bất công của “thế giới” này mà một cậu bé tám tuổi phải chịu đựng. Với lời văn hồn nhiên, trong sáng, Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn dắt độc giả đi theo dòng hồi tưởng của mình, trở về cái thời khi còn là cậu bé tám tuổi. Diễn biến câu chuyện rất nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không thôi bồi hồi thổn thức. Độc giả sẽ như nhìn thấy chính mình ngày thơ bé qua những suy nghĩ, hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật chính.
Với những thông điệp ý nghĩa
Trong cái thế giới dưới đôi mắt của những cô cậu bé, không có nỗi lo cơm áo gạo tiền hay bộn bề của cuộc sống bận rộn chỉ có sự hồn nhiên, trong vắt, non dại nhưng chính từ đó những bài học, những cảm xúc được tác giả gửi gắm trong từng mẩu chuyện nhỏ.
Mỗi ngày, cuộc sống sẽ luôn tiếp diễn và Trái Đất vẫn quay. Còn trẻ, ai cũng chỉ quan tâm tới những điều mình cảm thấy thú vị. Và ngoài những điều tuyệt vời đó ra, những thứ còn lại dường như sẽ trở nên tẻ nhạt trong mắt mỗi chúng ta. Giá mà chúng ta vẫn giữ được những điều tuyệt vời ấy cho đến ngày mình trưởng thành thì tốt biết bao. Hoặc có lẽ, những trách nhiệm và áp lực buộc ta phải thay đổi để rời xa chính mình như những ngày còn bé.
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là một cuốn sách mà Marcus rất tâm đắc muốn gửi đến bạn trong một mùa Tết Đoàn Viên. Cuốn sách như chuyến tàu kỳ lạ mà ai cũng đều khao khát để sở hữu một chiếc vé. Được một lần nữa tắm mình dưới những dòng sông trong trẻo của tuổi thơ để vội xóa đi những bụi bặm trong thế giới người lớn. Để thấy lòng bồi hồi, nhớ nhung rồi bao nhiêu muộn phiền cũng chợt trôi đi nhẹ nhàng như những nỗi buồn của trẻ con – nhanh đến rồi vội đi.
Nguồn: NXB Trẻ, Review sách,
pdbxzn